Kết quả tìm kiếm cho "nhắc nhở lòng tự hào"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1040
Giỗ Tổ Hùng Vương là tín ngưỡng hướng về cội nguồn với sự trân trọng và lòng tự hào giống nòi con cháu Lạc Hồng. Qua đó, nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam nêu cao khát vọng gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt không chỉ là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc sắc mà còn thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Trong cuộc sống bộn bề lo toan, những tấm gương sáng về lòng nhân ái và sự cống hiến thầm lặng luôn là nguồn động lực quý giá, khơi dậy niềm tin vào những điều tốt đẹp. Anh Quang Chính (tên thật là Nguyễn Văn Lên, ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) là một trong những tấm gương sáng như thế.
Tròn 5 năm Nhà Văn hóa lao động tỉnh (gọi tắt là nhà văn hóa) đưa vào hoạt động, nơi đây trở thành điểm sinh hoạt lý tưởng, tập luyện thể thao hàng ngày và tham gia các lớp học đa dạng cho mọi thành phần, lứa tuổi. Mỗi ngày, có hàng trăm người đến tập luyện. Riêng ngày cuối tuần có thể tăng số lượng đột biến, tạo không gian sinh hoạt náo nhiệt, tràn đầy năng lượng.
Sáng 29/3, tại thành phố Đà Nẵng, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố (28/3/1930 – 28/3/2025) và 50 Năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 – 29/3/2025).
Vẻ đẹp thiên nhiên, vùng đất tình người An Giang luôn là đề tài bất tận tạo cảm hứng sáng tác đối với văn nghệ sĩ. Từ đó, những tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) sáng tác về An Giang ngày càng phong phú, đa dạng, phục vụ hiệu quả nhiệm chính trị địa phương và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân.
Khi lá cờ Tổ quốc từ từ được kéo lên, kiêu hãnh tung bay trên đỉnh Fansipan - "nóc nhà Đông Dương" - ở độ cao 3.143 mét, lòng người chợt dâng trào niềm bâng khuâng, tự hào. Giai điệu hùng tráng của Quốc ca vang lên, như khắc sâu thêm cảm xúc về tình yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người.
Ở Định Mỹ (huyện Thoại Sơn), người dân thường nhắc thầy Võ Ngọc Vệ với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Suốt 37 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Vệ là nhà giáo tận tụy và tấm gương sáng về tinh thần khuyến học- khuyến tài, luôn đau đáu với tương lai của thế hệ trẻ.
“Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Với sự chung tay của chính quyền và Nhân dân, di sản này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng và văn minh của đất nước” – Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính khẳng định tại Lễ nhận bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 19/3.
Tiếp nguyên Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản Sugi Ryotaro, chiều 20/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá cao các dự án của nguyên Đại sứ đặc biệt về bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại vùng sâu vùng xa; trân trọng tấm lòng hảo tâm và những hoạt động hỗ trợ nhân đạo; đánh giá cao các sáng kiến quảng bá, kết nối du lịch Việt Nam tại Nhật Bản.
Vào 4/12/2024, người dân Việt Nam nói chung và người dân An Giang nói riêng đã vỡ òa trong niềm vui và tự hào khi Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của lễ hội truyền thống này.
Hôm nay (19/3), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang rộn ràng niềm vui đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Đồng thời, là thành quả của hành trình 7 năm lập hồ sơ cho di sản vô giá này.